Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan
trọng, trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng, phát triển
Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi
cho công dân và tổ chức, bảo đảm liên thông, minh bạch, thuận lợi khi giải
quyết thủ tục hành chính, góp phần làm giảm áp lực giấy tờ, công việc lên chính
các cơ quan quản lý nhà nước. Việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà
nước được quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ,
Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu một số khái niệm cơ bản như sau:
1. Dịch vụ hành chính công là: những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp
luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh
nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các
loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản
lý.
2. Dịch vụ công trực tuyến là: dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ
quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về
quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người
sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ
sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan,
tổ chức cung cấp dịch vụ.
5. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người
sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp
dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được
thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận
kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
6. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép:
- Người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp
dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng.
- Người sử dụng thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua dịch vụ Bưu chính
công ích khi nhận kết quả tại nhà. Việc trả kết quả có thể được thực hiện tại
cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua dịch vụ Bưu chính công ích đến
người sử dụng (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân).
Khi thực hiện dịch vụ công online mức độ 3,
mức độ 4 thì người dân, tổ chức doanh nghiệp buộc phải:
1. Đăng ký số điện thoại di động chính chủ.
2. Cung cấp, khai báo đầy đủ các thông tin theo yêu
cầu (nếu có) nhằm thuận lợi hơn cho việc thụ lý, giải quyết hồ sơ tránh tình
trạng phải bổ sung thông tin, kéo dài thêm thời gian giải quyết…
* Những Lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến
Đối với cá
nhân:
Người dân được tiếp cận và sử dụng cổng dịch vụ
công quốc gia để giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến quyền lợi
và trách nhiệm của công dân dễ dàng và thuận tiện trên không gian mạng. Theo đó
người dân có thể làm thủ tục ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến trực tiếp cơ
quan chức năng.
Những
lợi ích đối với cá nhân khi sử dụng Cổng DVC quốc gia bao gồm:
- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện
24/24 giờ trong ngày.
- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn
giản thủ tục giấy tờ
- Tránh và hạn chế tình trạng nhũng nhiễu từ
một số bộ phận cán bộ
- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực
tuyến; qua tin nhắn điện thoại
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.
- Một số thủ tục, công dân không cần đến cơ quan nhà nước thực hiện thủ
tục hành chính và được nhận kết quả tại nhà.
Ngoài ra, nhờ ứng dụng phần mềm để liên thông giữa các
ngành (tư pháp - bảo hiểm - công an) nên rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ;
giảm giấy tờ, giảm công sức và thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho tổ chức,
công dân.
Còn Đối với
doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia
có tài khoản dịch vụ công quốc gia doanh nghiệp do Cổng dịch vụ công quốc gia cấp cho đối tượng
doanh nghiệp. Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia
sẽ bao gồm:
- Thực hiện quản lý hồ sơ, các vấn đề có liên quan đến
người lao động dễ dàng, thuận tiên hơn.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại,
xử lý hồ sơ trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Có thể thực hiện được các giao dịch điện tử ở
mọi lúc mọi nơi, dễ dàng và thuận tiện.
Trong công tác triển khai ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, mức độ 4 được đặt ra như là chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành và trách
nhiệm của tất cả các bộ, ngành và chính quyền các cấp, bởi vấn đề này có liên
quan trực tiếp đến hiệu quả cải cách hành chính. Chính vì vậy mỗi hộ gia đình
chúng ta cần có 1 thành viên trong gia đình biết sử dụng các dịch vụ công trực
tuyến và tiếp tục tuyên truyền cho người thân, gia đình, bạn bè và cả xã hội
cùng thực hiện góp phần lớn vào công tác cải cách hành chính. Với những tiện ích của dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, mức độ 4 mang lại góp phần vào công tác cải cách hành chính của xã nhà. Đề nghị các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu
giải quyết thủ tục hành chính hãy đến Bộ phận Một cửa UBND xã để được hướng dẫn
và nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến./.